Website cần sang nhượng - Liên hệ Phone: 0919.899.357 - Zalo: Chát Zalo

Các loại sâm

Nhân sâm Hàn Quốc luôn được nhiều người biết đến vì nhân sâm Hàn Quốc có giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng ở Việt Nam, cũng có nhiều loại nhân sâm có thành phần dinh dưỡng chẳng thua kém gì nhân sâm Hàn Quốc mà giá thành lại hợp lý, chẳng hạn như sâm Ngọc Linh,...

1. Sâm Ngọc Linh

Các loại sâm

Sâm Ngọc Linh đây là loại sâm thứ 20 được các nhà khoa học tìm thấy trên thế giới, cây chỉ mọc ở nơi có độ cao từ 1200 mét so với mực nước biển trở lên, Cây được phát hiện lần đâù ở Việt Nam vào năm 1973 trên đỉnh núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum)

Đặc điểm của sâm Ngọc Linh

Cây thân thảo sống lâu năm có nơi đào được cây gần 100 năm, cây cao 40 cm – 100 cm, thân rễ có các sẹo và các đốt khúc như đốt cây trúc, màu lục hoặc hơi màu tím, kích thước đường kính thân độ 4-8mm.

Sâm Ngọc Linh là một loại sâm vô cùng quý giá vì thế nhằm mục đích lợi nhuận mà sản phẩm này bị làm giả rất nhiều. Bởi vậy, việc chọn được một loại sâm thật để phát huy hết tác dụng vốn có của nó cũng không hề dễ dàng.

2. Đinh lăng nếp lá nhỏ

Các loại sâm

Cây đinh lăng là loại cây được coi là sâm Việt vì thường được trồng làm cảnh, làm rau để ăn thì ngoài ra, cây đinh lăng còn là một bài thuốc quý để chữa bệnh.

Công dụng của đinh lăng

Danh y Hải Thượng Lãn Ông người đã gọi cây đinh lăng là cây “sâm của người những nghèo” – sâm Việt Nam vì những giá trị dược tính quý như nhân sâm nhưng lại rẻ và dễ tìm vì được trồng nhiều ở nhà nhiều người dân Việt để làm cảnh và lấy lá ăn sống.

– Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.

– Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.

– Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Ngoài ra lá cây sâm Việt Nam này cũng có tác dụng chống giật mình cho trẻ em, chữa tác tia sữa…

Cây đinh lăng còn có khả năng tăng cường trí nhớ, do đó, nhiều nhà y dược trong nước đã nghiên cứu các hoạt chất có trong cây để tạo ra những loại thuốc tăng cường trí não.

3. Tam thất Bắc

Các loại sâm

Khi xưa, tam thất bắc là loại cây chỉ mọc hoang nhưng lại có tác dụng chữa bệnh tốt nên người ta ví tam thất bắc là loại cây quý hơn vàng. Nhưng ngày nay, tam thất bắc đang được trồng phổ biến nên giá trị dinh dưỡng cũng giảm dần. Nhưng những củ tam thất hoang chúng tôi phải nói rõ là tam thất hoang loại ruột tím và ruột vàng thì giá trị chẳng thua kém sâm triều tiên là mấy thậm chí nhiều người bán sâm Ngọc Linh giả còn trà trộn để bán làm giả sâm Ngọc Linh

Tác dụng của củ tam thất bắc

– Tam thất có tác dụng bổ dưỡng: tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch

– Kích thích thần kinh, chống trầm uất

– Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy.

– Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm. Bột tam thất rắc giúp cầm máu nhanh các vết thương.

– Giảm sinh khối u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

Tam thất có vị đắng ngọt, tính ấm, vào các kinh can, thận. Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.Tam thất nam có vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống.

Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và điều trị các chứng và bệnh như cao huyết áp, trong hội chứng thiểu năng tuần hoàn não, chóng mặt hoa mắt, rối loạn tiền đình, …,tai điếc, tai ù tai, viêm họng …

Vì củ thuộc họ sâm nên có công dụng bổ bồi bổ cơ thể giúp tăng cường thể lực dùng cho người mới ốm dậy, những người già. Râu tam thất sử dụng tần gà cho sản phụ hoặc phụ nữ đang mang bầu rất bổ dưỡng.

Theo y học hiện đại tam thất với các thành phần chính là hoạt chất saponin tương tự nhân sâm Rb2, Rb1 nên có công dụng cực kỳ quan trọng giúp ngăn ngừa  và điều trị nhiều bệnh.

Có thể sử dụng dạng ngâm rượu, tẩm mật ong hay sắc thuốc uống đều rất tốt cho sức khỏe

Ngoài ra phải kể như các nguyên tố rất tốt cho sức khỏe mà phân tích trong củ tam thất thấy có Fe, Ca acid amin, sterol, đường

4. Củ Đẳng Sâm

Các loại sâm

Tác dụng của đẳng sâm rừng đã được viết rất nhiều trong các tài liệu y học cổ truyền của nước ta. Trong sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã xếp đẳng sâm rừng vào nhóm Các vị thuốc bổ, thuốc bồi dưỡng cơ thể có nguồn gốc thảo mộc và được xếp chung cùng với các loại sâm và nhân sâm. Qua đó, phần nào ta cũng có thể hình dung được tác dụng của loại thảo dược này trong y học cổ truyền.

Tác dụng của củ đẳng sâm

– Tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi. Tăng cường sự thích nghi của cơ thể trong những điều kiện khắc nghiệt (trời nóng, lạnh bất thường…).

– Hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp nâng cao trương lực của hối tràng. Khi tăng nồng độ thuốc sẽ làm gia tăng sự co bóp.

– Trong hệ tim mạch: đẳng sâm rừng đẩy mạnh quá trình co bóp của tim, làm lượng máu trong não, chân tay, và các bộ phận khác tăng lên. Nâng cao khả năng tuần hoàn của máu.

– Đẳng sâm có tác dụng làm gia tăng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu, giảm bớt số lượng bạch cầu trong máu. Bên cạnh đó, sâm rừng có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm khô và đông máu nhưng không bị tán huyết.

– Ngoài ra, đẳng sâm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm, hạ huyết áp…

5. Sâm cau rừng

Các loại sâm

Cây sâm cau dạng cây thân thảo dạng cỏ nhưng sinh trưởng và phát triển lâu năm bộ rễ to, có tên gọi khoa học là Curculigo Orchioides.

Tác dụng của sâm cau rừng

Theo Đông Y tiên mao – sâm cau tính ấm, có độc nhẹ, vị cay hơi đắng, đi vào kinh thận có tác dụng bổ thận tráng dương, giúp cường gân cốt, trừ hàn thấp,chủ trị chứng dương suy và lãnh tinh.

Bổ thận tráng dương với sâm cau rừng

Tác dụng của sâm cau giúp quý ông sung mãn hơn trong chuyện chăn gối

Ở Ấn Độ người dân thường dùng sâm cau rừng làm thuốc bổ ngoài ra được dùng trong các bài thuốc hỗ trợ điều trị ho, trĩ…

Ngoài ra, sâm cau rừng còn có tác dụng giảm sự phát triển của các tế bào ung thư.

6. Sâm Đá

Các loại sâm

Sâm đá hay còn gọi là sâm xuyên đá, xuyên phá thạch là một loại thảo dược quý hiếm được đánh giá là bậc thầy của các loại sâm ở vùng núi cao phía bắc. Là loại sinh sống và phát triển theo quần thể nên phải kết hợp các điều kiện thuận lợi từ đất đai, độ cao, khí hậu và độ ẩm thì loại thảo dược quý này mới sinh trưởng được.

Tác dụng của sâm đá

Theo các nghiên cứu cho thấy, sâm xuyên đá có hàm lượng hoạt chất saponin rất cao, chỉ thấp hơn sâm Ngọc Linh. Nhưng lại cao hơn sâm ngọc linh trồng 5 năm tuổi và sâm triều tiên trồng.

Đặc biệt là cả thân và lá của cây đều có chứa saponin thậm chí bằng 70% của củ

Dù chưa có nhiều công trình khoa học công bố về loài sâm này nhưng đối với đồng bào dân tộc thì đây là loại sâm quý vì có khi đi rừng vài ngày mới được vài cân trong khi Trung Quốc lại thu mua rất mạnh loại sâm này có khi 500.000 nghìn đồng/kg mà không có hàng

Vì có chứa các hoạt chất saponin nên Sâm đá có công dụng tái tạo tế bào mới, giúp cơ thể hồi phục và tăng cường sức khỏe nhanh chóng, giúp thể lực sung mãn và giải độc tố mạnh mẽ.

7. Sâm bố chính – thổ hào sâm

Các loại sâm

Sâm bố chính là loại sâm Việt rất giống với sâm Hàn Quốc nhưng giá trị dinh dưỡng không tốt bằng sâm Hàn Quốc. Loại sâm này thường được các thầy thuốc đông y dùng để thêm vào các bài thuốc dùng để bồi bổ cơ thể, chữa thiếu máu,...

Tác dụng của sâm bố chính

Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các thuốc khác để chữa bệnh ho, sốt nóng, gầy mòn.

Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa ghẻ ngứa.

Ở Trung Quốc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6-12g sắc uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.

8. Sâm Đương Quy

Các loại sâm

Đương Quy cũng là loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được trồng nhiều ở Việt Nam từ những năm 60 nên Đương Quy cũng được xếp vào danh sách 9 loại sâm Việt Nam.

Tác dụng của sâm đương quy

Sâm đương quy là vị thuốc bổ máu, chữa tiêu hóa, xương khớp, kinh nguyệt không đều ở Phụ Nữ rất phổ biến. Sâm đương quy có vị Ngọt, cay và ấm.

Khoa học phân tích thành phần sâm đương quy thấy rằng loại sâm này chứa nhiều tinh dầu và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Tinh dầu (0,02%), Glucose, Vitamin B12…Trong đó Vitamin B12 rất quan trọng trong việc sản sinh ra tế bào nhất là các tế bào máu

Các loại sâm

Chia sẻ:
Bình luận của bạn
*
*
 Captcha

  • Bottom Row - Hỏi Đáp - Đổi Trả HàngHỎI ĐÁP
    Mua hàng online
  • Bottom Row - Hỏi Đáp - Đổi Trả HàngĐỔI TRẢ HÀNG
    Dễ dàng lên đến 45 ngày
  • Bottom Row - Hỏi Đáp - Đổi Trả HàngSẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG
    Cam kết hàng đúng chất lượng
  • Bottom Row - Hỏi Đáp - Đổi Trả HàngGIAO HÀNG TẬN NƠI
    Giao hàng nhanh chóng

Thông tin cuối website

(Cam kết hoàn tiền gấp 10 lần nếu bán hàng giả, hàng kém chất lượng)

 Địa chỉ:  Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp.HCM

 Điện Thoại: 

 Email:  

 Website: www.sieuthisam.vn

  • Trực tuyến:
    2
  • Hôm nay:
    119
  • Tuần này:
    3226
  • Tuần trước:
    7490
  • Tháng trước:
    9005
  • Tất cả:
    1228895

© Copyright 2018 sieuthisam.vn , all rights reserved

Thiết kế website bởi webso.vn