Website cần sang nhượng - Liên hệ Phone: 0919.899.357 - Zalo: Chát Zalo

Cách sử dụng nhân sâm khô phát huy hết tác dụng

Những năm gần đây, vì lợi nhuận, một số hãng dược phẩm đã quảng cáo khuếch trương quá mức, khiến không ít người ngộ nhận về tác dụng, dẫn tới tình trạng lạm dụng nhân sâm và thực tế đã có những trường hợp phát sinh tai biến, do sử dụng nhân sâm bừa bãi.

Theo Đông y, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí và cũng là vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý “Sâm - Nhung - Quế - Phụ”.

Khoa học ngày nay cũng đã chứng thực những tác dụng kỳ diệu, đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết.

Cách sử dụng nhân sâm khô phát huy hết tác dụng

Tuy nhiên, suy cho cùng: nhân sâm vẫn là một vị thuốc. Mà đã là thuốc, nhất thiết phải sử dụng đúng phương pháp, mới có thể phát huy được tác dụng tốt và tránh được hậu quả đáng tiếc.

Vậy, trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng nhân sâm trong những trường hợp nào, cách sử dụng cụ thể ra sao? Và cần chú ý, kiêng kỵ những vấn đề gì?

1. Dùng để bồi bổ cơ thể

Pha trà uống: Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha  trà. Sau 5 phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.

Sâm tán bột: Sâm sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1-2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.

Hai cách  kể trên thường áp dụng đối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.

Ngậm tan: Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.

Cách dùng này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng  “phế hư”- chức năng hô hấp suy giảm,  phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.

Cách sử dụng nhân sâm khô phát huy hết tác dụng

Sắc uống: Nhân sâm thái lát, mỗi ngày dùng 5-10g, sắc kỹ với  nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uống hết ngay trong  một lần.

Cách này thường dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.

Nấu cháo ăn: Nhân sâm 3g, thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn.

Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hoá và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.

Sâm hấp trứng gà: Trứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần.

Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.

Sâm hầm thịt gà:  Dùng gà mái 1 con (gà chân đen càng tốt), làm sạch lông và tạp chất, mổ bụng cho 5-10g sâm thái lát vào rồi khâu kín lại; Hầm chín, ăn thịt, sâm và nước; mỗi tuần 1-2 lần.

Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ.

Lưu ý: Trong những trường hợp trên, nếu không có nhân sâm, có thể thay thế bằng đẳng sâm, hoặc sâm bố chính, chỉ cần tăng liều lượng lên khoảng 2-3 lần.

2. Không nên lạm dụng

Nhân sâm là một vị thuốc quý, song đó không phải là thứ “vạn linh chi dược”. Hơn nữa, nếu sử dụng không hợp lí, còn có thể dẫn đến cái hoạ “sát thân phá gia”,  như người xưa đã cảnh báo.

Từ xưa, trong giới Đông y đã lưu truyền một câu thành ngữ: “Đại hoàng cứu nhân vô công, nhân sâm sát nhân vô quá”. Nghĩa là: Đại hoàng (vị thuốc thông dụng, tương đối rẻ) có cứu được bệnh cũng không được ghi công, trong khi đó nhân sâm giết chết người vẫn không bị buộc tội.

Trong sách “Y học nguyên lưu luận”, Danh y Từ Linh Thai còn đề cập tới một ngộ nhận rất đáng tiếc, đó là: Khi đã sử dụng đến nhân sâm mà bệnh nhân vẫn chết, người đời thường lầm tưởng rằng, thầy thuốc đã cố gắng tột độ, còn con cháu cũng đã hết mực hiếu nghĩa... 

Cách sử dụng nhân sâm khô phát huy hết tác dụng

Chính vì vậy, từ xưa nhân sâm còn là thứ bị một số thầy thuốc thiếu lương tâm lợi dụng để tâng công, tránh tội.

Kết quả thực nghiệm dược lí hiện đại cho biết, độc tính của nhân sâm tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu không có bệnh mà lạm dụng, hoặc là dùng liều quá cao, thời gian sử dụng quá dài, vẫn có thể xuất hiện các phản ứng trúng độc.

Khi bị ngộ độc nhân sâm, thường thấy những biểu hiện như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, thần kinh hưng phấn liên tục, trạng thái khoái cảm, huyết áp tăng cao, thân thể phù thũng, iả chảy lúc sáng sớm, da mẩn đỏ, mũi chảy máu v.v... Người phương Tây gọi đó là “Hội chứng lạm dụng nhân sâm”.

Một thông báo cho biết, có đôi thanh niên nam nữ khoẻ mạnh, đã dùng 30 gam hồng sâm, sắc lấy 800 ml cùng nhau uống; sau 10 phút cả hai người đều thấy đầu choáng, phiền táo, mắt nhìn không rõ vật, ngôn ngữ rối loạn, thần trí mơ hồ v.v... may được cấp cứu kịp thời nên mới thoát nạn.

Một thông báo khác cho biết, một trẻ sơ sinh, ngay trong buổi sáng đầu tiên đã “được” cha mẹ cho uống nước sắc của gần 1 gam sâm Cao Ly. Sau đó liền thấy đứa trẻ kêu khóc liên tục, không ngủ, chân tay co giật, thở gấp cùng với những triệu chứng nhiễm độc cấp tính khác; sau đem đi cấp cứu cũng không cứu nổi.

3. Những trường hợp không nên dùng

Người khoẻ mạnh không nên dùng sâm

Người xưa thường bảo, đang khoẻ mạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố; như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn.

Quan sát lâm sàng hiện đại cho thấy, không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao, miệng khô lưỡi rát, đại tiện táo, chảy máu mũi và rối loạn chức năng nội tạng.

Cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, không nên dùng độc vị nhân sâm

Trong sâm có một số chất có tác dụng chống phân giải chất béo, ví dụ như aspartic acid, arginine... Do đó, khi dùng sâm, quá trình tích mỡ ở một số cơ quan và thành mạch máu sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị cao huyết áp và xơ mỡ động mạch.

Phụ nữ đang mang thai nói chung không nên dùng nhân sâm

Theo quan niệm của Đông y học, phụ nữ khi có thai nói chung không nên sử dụng đến phương pháp “đại bổ”.

Nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như nhân sâm, long nhãn, gà hầm... có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn...

Ăn uống cần có đủ chất, nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi.

Không dùng sâm bừa bãi đối với trẻ em

Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaquillon, panaxin, panax sapogenol... có thể gây ngộ độc. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.

Trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng: hay kêu khóc, quấy nhiễu không yên, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, co quắp, thở gấp, tim đập chậm, nôn mửa v.v...

Cho nên, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để “giải nhiệt”!

4. Giải độc nhân sâm

Đối với các phản ứng nhiễm độc nhân sâm, trường hợp nhẹ chỉ cần ngừng sử dụng là cơ thể sẽ dần dần hồi phục. Trường hợp nặng phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. Trường hợp ngộ độc nhẹ, có thể dùng củ cải hoặc hạt củ cải giã nát sắc uống, cũng mang lại hiệu quả nhất định.

Người xưa thường sử dụng nhân sâm để đại bổ nguyên khí. Nhân Sâm là một vị thuốc quý hiếm, đứng đầu bộ thuốc quý Tứ Đại Bổ  trong Đông Y là Sâm -Nhung – Quế – Phụ. Khoa học hiện đại cũng đã xác nhận nhiều tác dụng kỳ diệu của nhân sâm như người xưa đã biết và truyền lại. Đồng thời, người ta còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới quý giá của nhân sâm mà người xưa chưa biết.

Cách sử dụng nhân sâm khô phát huy hết tác dụng

Nhân sâm rất tốt và quý nhưng suy cho cùng nó vẫn là một vị thuốc. Mà đã là thuốc thì cần phải được sử dụng đúng phương pháp mới phát huy được tác dụng tốt và tránh các tác động xấu của nhân sâm. Vậy, cách sử dụng nhân sâm thế nào là đúng phương pháp? Những người thế nào thì nên sử dụng Nhân Sâm? Dưới đây là chi tiết các cách sử dụng nhân sâm trong các trường hợp cụ thể.

Các sử dụng nhân sâm bồi bổ cho người bị chứng khí hư

Trong Đông y, người bị chứng “khí hư” có những biểu hiện chính như: có cảm giác mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém. Với chứng khí hư thì nên sử dụng nhân sâm bổ khí theo hai cách là dùng sâm pha trà uống hoặc dùng sâm tán bột.

Dùng Nhân Sâm pha trà uống để bổ khí

Thái nhân sâm thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha  trà. Chờ 5 phút để nhân sâm ngấm, rồi rót ra uống dần như trà. Khi uống hết nước 1 của ấm trà nhân sâm rồi thì thêm nước sôi nóng vào hãm vài lần như vậy nữa, khi nào thấy mùi vị nhân sâm đã nhạt thì lấy bã lát sâm ra nhai và nuốt dần.

Bổ khí bằng nhân sâm tán bột

Sấy khô nhân sâm rồi tán mịn thì được bột sâm. Mỗi lần dùng 1-2g bột sâm tán mịn này, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi. Có thể thêm chút mật ong vào nếu thích.

Hai cách  sử dụng nhân sâm kể trên đã được con người biết đến từ hàng ngàn năm trước. Trong Đông y, những người bị chứng khí hư  thường được hướng dẫn sử dụng nhân sâm theo hai cách này.

Cách sử dụng nhân sâm khô phát huy hết tác dụng

Cách sử dụng nhân sâm cho người “phế hư”

Dùng nhân sâm theo cách “ngậm tan” thường được áp dụng đốivới người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng  “phế hư”. Chứng “phế hư” trong Đông Y gồm các triệu chứng như: chức năng hô hấp suy giảm,  phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.

Cách sử dụng nhân sâm ngậm tan: Nhân sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.

Cách sử dụng nhân sâm bồi bổ cơ thể suy nhược nặng

Sắc uống: Nhân sâm thái lát, mỗingày dùng 5-10g, sắc kỹ với  nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiềulần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uốnghết ngay trong  một lần.

Cách này thường dùng trong trườnghợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.

Một số cách sử dụng nhân sâm thông dụng khác

- Nấu cháo sâm: Nhân sâm 3g, tháilát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn.

Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hóa và người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.

- Sâm hấp trứng gà: Trứng gà 1 quả,khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần.

Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mãn tính.

- Sâm hầm thịt gà:  Dùng gà mái 1 con (gà chân đen càng tốt), làm sạch lông và tạp chất, mổ bụng cho 5-10g sâmthái lát vào rồi khâu kín lại; Hầm chín, ăn thịt, sâm và nước; mỗi tuần 1-2 lần.

Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ.

Lưu ý: Trong những trường hợp trên, nếu không có nhân sâm, có thể thay thế bằng đẳng sâm, hoặc sâm bố chính, chỉ cần tăng liều lượng lên khoảng 2-3 lần.

Trên đây là các cách sử dụng nhân sâm thông dụng. Sử dụng nhân sâm đúng phương pháp giúp phát huy được tối đa các tác dụng tốt và tránh được các tác động xấu của nhân sâm.

Cách dùng nhân sâm với mật ong

Theo dược học cổ truyền, nhân sâm là một trong những vị thuốc quý, có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ ích ngũ tạng, sinh tân dưỡng huyết.

Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu thuốc... hoặc có thể phối hợp với các vị thuốc khác tùy theo mục đích trị liệu, trong đó có mật ong, một dược liệu có công dụng bổ trung ích khí, nhuận táo chỉ thống, hoãn cấp giải độc, an ngũ tạng, hòa bách dược. Đây là cách sử dụng nhân sâm dưới dạng phối ngũ khá độc đáo mà nhiều người chưa được biết. Bài viết này xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng.

Công thức 1: Nhân sâm 500 g, mật ong 250 g, nhân sâm thái vụn sắc kỹ 3 lần, sau đó bỏ bã, hòa với mật ong rồi cô đặc thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 g. Công dụng: diên niên ích thọ, rất thích hợp cho người già cần bồi bổ sức khỏe để kéo dài tuổi thọ.

Công thức 2: Nhân sâm 3 g, mật ong 15 g, nhân sâm thái vụn sắc kỹ lấy chừng 200 ml (bã thuốc có thể nhai nuốt, sau đó cho mật ong vào hòa đều, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bổ khí đề tỉnh thần, tráng dương hưng dục, diên niên ích thọ, dùng làm thuốc bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục, xuất tinh sớm, di tinh...

Công thức 3: Nhân sâm tươi 30 g, sữa bò 150 g, lê tươi 500 g, mật ong 120 g. Nhân sâm thái vụn, sắc kỹ 3 lần, bỏ bã lấy nước cốt; lê gọt vỏ bỏ hạt, rửa sạch, ép lấy nước; đổ mật ong, sữa bò, nước lê và dịch chiết sâm vào nồi, cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 g. Công dụng: bổ khí dương âm, thanh phế nhuận táo, dùng đặc biệt tốt cho những người bị bệnh đường hô hấp thể Khí âm lưỡng hư biểu hiện bằng các triệu chứng mệt như mất sức, khó thở, dễ bị cảm mạo, hay vã mồ hôi, ho khan ít đờm, môi khô miệng khát, hoa mắt chóng mặt, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, tai ù tai điếc, đại tiện táo...

Công thức 4: Nhân sâm 5 g, hạnh đào nhân 50 g, mật ong 300 g. Nhân sâm thái vụn, hạnh đào nhân sao thơm tán vụn, hai thứ đem sắc thật kỹ lấy nước rồi hòa với mật ong, cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g với nước ấm. Công dụng: bổ nguyên dương, làm đen râu tóc, phòng chống rụng tóc, chuyên dùng bồi bổ cho những người thể lực suy yếu, thị lực giảm sút, râu tóc sớm bạc, rụng tóc nhiều...

Công thức 5: Nhân sâm 100 g, can khương 100 g, cam thảo 150 g, bạch truật 150 g, phụ tử chế 100 g, mật ong 650 g. Các vị thuốc sấy khô, tán bột, luyện với mật ong thành viên hoàn, mỗi viên 7 g, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm. Công dụng: đại bổ nguyên khí, ôn vị tán hàn, chuyên dùng bồi bổ và trị liệu cho những người bị bệnh lý dạ dày - đại tràng thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng, mệt như mất sức, bụng lạnh đau âm ỉ, chườm nóng thì đỡ đau, buồn nôn và nôn ra nước trong, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt...

Công thức 6: Nhân sâm 30 g, sinh địa tươi 320 g, bạch linh 60 g, mật ong 400 g. Nhân sâm và bạch linh sấy khô tán bột, sinh địa rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, sau đó cho tất cả vào nồi cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g. Công dụng: tư âm nhuận phế, ích khí bổ tỳ, chuyên dùng để bồi bổ cho những người bị bệnh đường hô hấp, suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, di tinh, liệt dương thuộc thể Khí âm lưỡng hư.

Công thức 7: Nhân sâm tươi (loại được bảo quản trong túi nilông đã hút chân không) 30 g, mật ong lượng vừa đủ. Nhân sâm giã nát, ép lấy nước rồi hòa với mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, bã có thể hãm với nước sôi uống thay trà. Công dụng: đại bổ nguyên khí, nhuận táo sinh tân, thường được dùng làm nước uống tăng lực cho những người có thể chất suy nhược. Công thức này cũng có thể gia thêm lê 1 quả, táo (loại to nhập từ Trung Quốc) 1 quả, cà rốt 1 củ, tất cả rửa sạch, ép lấy nước uống để làm đồ giải khát, tăng lực và cải thiện làn da cho phụ nữ.

Công thức 8: Nhân sâm 30 g, bào thai hươu 1 bộ, bạch truật 30 g, bạch linh 30 g, cam thảo 30 g, đương quy 30 g, xuyên khung 30 g, bạch thược 30 g, thục địa 30 g, mật ong lượng vừa đủ. Các vị thuốc đem sắc thật kỹ, lấy nước hòa với mật ong rồi cô thành dạng cao đặc, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 g. Công dụng: bổ ích khí huyết, điều kinh trợ thai, dùng làm thuốc để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt tốt cho những phụ nữ muộn con do tử cung lạnh.

Nhân sâm có nhiều loại khác nhau tùy theo nơi khai thác, nguồn gốc địa lý và cách chế biến. Cho đến nay, sâm Triều Tiên (Cao Ly sâm) vẫn được coi là tốt hơn cả, trong đó hồng sâm (loại to nặng trên 37 g, cắt bỏ rễ râu, chế biến sao tẩm với các phụ gia khác rồi đem chưng cách thủy, sấy khô và đóng vào hộp gỗ) là tuyệt vời nhất.

Cách sử dụng nhân sâm khô phát huy hết tác dụng

Chia sẻ:
Bình luận của bạn
*
*
 Captcha

  • Bottom Row - Hỏi Đáp - Đổi Trả HàngHỎI ĐÁP
    Mua hàng online
  • Bottom Row - Hỏi Đáp - Đổi Trả HàngĐỔI TRẢ HÀNG
    Dễ dàng lên đến 45 ngày
  • Bottom Row - Hỏi Đáp - Đổi Trả HàngSẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG
    Cam kết hàng đúng chất lượng
  • Bottom Row - Hỏi Đáp - Đổi Trả HàngGIAO HÀNG TẬN NƠI
    Giao hàng nhanh chóng

Thông tin cuối website

(Cam kết hoàn tiền gấp 10 lần nếu bán hàng giả, hàng kém chất lượng)

 Địa chỉ:  Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Hiệp Thành, Quận 12, Tp.HCM

 Điện Thoại: 

 Email:  

 Website: www.sieuthisam.vn

  • Trực tuyến:
    1
  • Hôm nay:
    188
  • Tuần này:
    2716
  • Tuần trước:
    3903
  • Tháng trước:
    5874
  • Tất cả:
    1219881

© Copyright 2018 sieuthisam.vn , all rights reserved

Thiết kế website bởi webso.vn